Đăng ký mã số thuế cá nhân là thủ tục bắt buộc nhằm đảm bảo rằng bạn tuân thủ đầy đủ những nghĩa vụ thuế và có quyền lợi liên quan đến thuế. Có cách nào để đăng ký mã số thuế cá nhân? Cần chuẩn bị các loại giấy tờ nào?
Việc đăng ký mã số thuế (MST) cá nhân là thủ tục bắt buộc trước khi nộp thuế đối với những người nộp thuế (NNT), đây cũng là phương thức để cơ quan Nhà nước có thể quản lý được mức Thuế cá nhân.
Cơ quan thuế cấp mã số thuế cá nhân cho người nộp thuế theo quy định thường là những dãy số, chữ cái hoặc ký tự.
Những trường hợp cá nhân cần đăng ký MST bao gồm:
– Tất cả những người có thu nhập thuộc những trường hợp cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân;
– Người là đại diện đứng đầu một tổ chức kinh doanh.
Đăng ký MST cá nhân có mục đích kê khai ra những khoản thu nhập với cơ quan thuế, đồng thời nhận về các lợi ích, cụ thể như:
– Được hoàn thuế TNCN trong trường hợp nộp thừa;
– Được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc;
– Khấu trừ 100% thuế TNCN cho người chưa có MST cá nhân;
– Giảm thuế cho những trường hợp gặp hỏa hoạn, thiên tai, mắc bệnh hiểm nghèo…;
– Hướng dẫn miễn phí về thuế từ cơ quan thuế.
– Bước 1: Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã số thuế.
Trường hợp 1: Những cá nhân làm việc trong các tổ chức Quốc tế, Lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả tuy nhiên tổ chức này chưa thực hiện khấu trừ thuế thì cá nhân sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 05-ĐK-TCT;
+ Bản sao CCCD/CMND đối với những cá nhân có quốc tịch Việt Nam;
+ Bản sao hộ chiếu đối với cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc người Việt Nam đang sống ở nước ngoài;
+ Một số giấy tờ khác có liên quan.
Trường hợp 2: Đối với các cá nhân làm việc cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập tại nước ngoài sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ hồ sơ:
+ Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 05-ĐK-TCT;
+ Bản sao CCCD/CMND đối với những cá nhân có quốc tịch Việt Nam;
+ Bản sao hộ chiếu đối với cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc người Việt Nam đang sống ở nước ngoài;
+ Kèm theo bản sao quyết định bổ nhiệm của cá nhân, tổ chức sử dụng lao động trong trường hợp những cá nhân đó là người nước ngoài không tham gia cư trú tại Việt Nam được cử về Việt Nam làm việc tuy nhiên vẫn nhận thu nhập từ nước ngoài.
Trường hợp 3: Các cá nhân có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước cần chuẩn bị các giấy tờ hồ sơ:
+ Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 05-ĐK-TCT;
+ Bản sao CCCD/CMND đối với những cá nhân có quốc tịch Việt Nam;
+ Bản sao hộ chiếu đối với cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc người Việt Nam đang sống ở nước ngoài;
Trường hợp 4: Cá nhân đăng ký thuế tại nơi cư trú thuộc các trường hợp khác cần chuẩn bị các giấy tờ hồ sơ:
+ Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 05-ĐK-TCT;
+ Bản sao CCCD/CMND đối với những cá nhân có quốc tịch Việt Nam;
+ Bản sao hộ chiếu đối với cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc người Việt Nam đang sống ở nước ngoài;
– Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị xong giấy tờ sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan thuế.
+ Đối với những cá nhân đến trực tiếp cơ quan thuế để nộp hồ sơ sẽ đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế, đồng thời ghi rõ ngày nhận hồ sơ, số lượng tài liệu có bên trong hồ sơ;
+ Đối với trường hợp gửi hồ sơ đăng ký thuế qua đường bưu điện sẽ đóng dấu tiếp nhận ghi rõ ngày nhận hồ sơ và ghi số văn thư của cơ quan thuế.
– Bước 3: Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
Khi nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan thuế sẽ viết phiếu hẹn ngày trả kết quả với những hồ sơ thuộc diện cơ quan thuế phải trả kết quả. Từng loại hồ sơ sẽ có thời hạn xử lý khác nhau.
– Bước 4: Tra cứu hồ sơ đăng ký thuế.
Đối với trường hợp chưa nộp đầy đủ hồ sơ sẽ được cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế theo mẫu 01/TB-BSTT-NNT Phụ lục II Nghị định 126/2020/NĐ-CP để bổ sung thêm thông tin, thời gian trong 2 ngày kể từ khi nhận hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân.
– Bước 1: Truy cập website của Tổng cục Thuế theo đường dẫn: https://thuedientu.gdt.gov.vn/.
– Bước 2: Ở phần trang chủ, lựa chọn “Cá nhân” rồi điền thông tin đăng nhập như hình ảnh dưới đây.
– Bước 3: Chọn mục “Đăng ký thuế lần đầu” trên thanh menu.
– Bước 4: Tiếp đến chọn vào mục “Kê khai và nộp hồ sơ”.
– Bước 5: Ở phần này chọn vào phần đối tượng tương ứng và điền những thông tin theo đúng yêu cầu.
– Bước 6: Điền đầy đủ những thông tin và ấn chọn “Tiếp tục”.
– Bước 7: Xuất hiện mẫu tờ khai đăng ký thuế, điền đúng các thông tin và tờ khai thuế.
– Bước 8: Hoàn thành kê khai.
Sau khi điền đầy đủ và chính xác các thông tin của tờ khai, tiến hành ký điện tử bằng chữ ký số hoặc xác nhận OTP được gửi về điện thoại, email đã đăng ký trước đó với cơ quan Thuế.
Cuối cùng tích chọn mục hoàn thành kê khai để kết thúc các bước đăng ký mã số thuế.
– Bước 9: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành hồ sơ, cá nhân sẽ nhận được thông báo qua email về việc nhận kết quả hoặc bạn có thể tự tra cứu trên trang của tổng cục Thuế.
– Bước 1: Truy cập cổng thông tin của Tổng cục Thuế theo thông tin đường dẫn: https://thuedientu.gdt.gov.vn/.
– Bước 2: Ở phần trang chủ đăng nhập, lựa chọn “Doanh nghiệp” và tiến hành đăng nhập thông tin.
– Bước 3: Tiếp tục chọn “Đăng ký thuế” => Chọn “Đăng ký mới thay đổi thông tin qua CQCT” => Chọn hồ sơ “05-ĐK-TH-TCT.
– Bước 4: Điền đầy đủ các thông tin cần đăng ký mã số thuế cá nhân và nộp tờ khai.
Click chọn ô đăng ký thuế trên “Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua cơ quan chi trả thu nhập”
Nên chú ý điền chính xác, đầy đủ thông tin theo đúng yêu cầu của bảng kê khai. Đối với những trường hợp muốn đăng ký mã số thuế cá nhân cho 2 người trở lên thì các doanh nghiệp click chọn vào ô “Thêm dòng”.
Điền “Ngày ký”, điền tên giám đốc vào mục “Người đại diện pháp luật”
– Bước 5: Hoàn thành kê khai
Nhấn chọn vào ô “Hoàn thành kê khai”. Sau đó nhấn chọn “Nộp hồ sơ đăng ký thuế” để kết thúc quy trình đăng ký thuế.
Sau khi đã được cấp mã số thuế, các bạn có thể kiểm tra thông tin tại đây: Tra cứu mã số thuế cá nhân
Kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong thời gian 10 ngày không đăng ký mã số thuế cá nhân sẽ bị xử phạt theo đúng quy định tại điều 10, nghị định 125/2020/NĐ-CP. Cụ thể mức xử phạt khi không đăng ký mã số thuế cá nhân:
– Phạt cảnh cáo đối với các trường hợp quá hạn đăng ký mã số thuế cá nhân từ 1 – 10 ngày và có thêm một số tình tiết giảm nhẹ;
– Phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng đối với các trường hợp quá hạn đăng ký mã số thuế cá nhân từ 1 – 30 ngày, trừ những trường hợp đã được quy định tại khoản 1, điều 10 của nghị định này;
– Phạt tiền từ 3 triệu đến 6 triệu đồng đối với các trường hợp quá hạn đăng ký mã số thuế cá nhân từ 31 – 90 ngày;
– Phạt tiền từ 6 triệu đến 10 triệu đồng đối với các trường hợp quá hạn đăng ký mã số thuế cá nhân từ 91 ngày trở lên;
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về việc đăng ký mã số thuế cá nhân, hy vọng từ đó bạn sẽ hiểu rõ hơn về quy trình và có thể thực hiện việc đăng ký mã số thuế một cách dễ dàng và chính xác.