Sau khi thành lập hộ kinh doanh có mã số thuế không? Thủ tục đăng ký mã số thuế hộ kinh doanh như thế nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều cá nhân, đơn vị quan tâm đến mô hình hộ kinh doanh. Bạn đọc hãy cùng tham khảo thông tin bài viết dưới đây để có lời giải đáp chi chi tiết và hiểu rõ hơn.
Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định rằng Hộ kinh doanh sẽ do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập, đồng thời dùng toàn bộ tài sản để chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
Như vậy hộ kinh doanh sẽ do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập, trong đó những thành viên của hộ gia đình ủy quyền cho một cá nhân đứng lên đại diện cho hộ kinh doanh.
Cá nhân/ thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh cần đáp ứng một số điều kiện và không thuộc một trong các trường hợp bị cấm không được thành lập hộ kinh doanh.
Theo Thông tư 105/2020/TT-BTC mã số thuế hộ kinh doanh sẽ bao gồm 1 dãy số có 10 hoặc 13 số được cấp từ cơ quan có thẩm quyền. Cần thực hiện đăng ký mã số thuế trước khi bắt đầu kinh doanh, sản xuất hoặc ngay khi có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước để không quá thời gian quy định và bị phạt tiền theo luật thuế.
Căn cứ điểm i khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC:
Vậy hộ kinh doanh có mã số thuế không? Câu trả lời: CÓ. Theo đúng quy định của pháp luật được nêu ở trên thì hộ kinh doanh là đối tượng bắt buộc cần phải nộp thuế nên sẽ được cấp mã số thuế. Nên ngay khi phát sinh những hoạt động kinh doanh, cá nhân chủ hộ hoặc người đại diện hộ kinh doanh cần sử dụng mã số thuế để kê khai và nộp theo đúng quy định của pháp luật.
Tại khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 đã quy định, trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước người kinh doanh cần thực hiện đăng ký thuế để được cơ quan thuế cấp mã số thuế và từ đó nộp thuế theo đúng quy định Pháp luật. Những đối tượng đăng ký thuế mã số hộ kinh doanh bao gồm:
Theo khoản 8 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, dù là hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh đều cần chuẩn bị các giấy tờ hồ sơ, tuy nhiên với mỗi đối tượng sẽ yêu cầu các loại giấy tờ khác nhau, chi tiết như:
Các giấy tờ hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký mã số thuế hộ kinh doanh bao gồm:
Các giấy tờ hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký mã số thuế hộ kinh doanh bao gồm:
Hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:
Chuẩn bị xong đầy đủ các giấy tờ để đăng ký mã số thuế cho hộ gia đình hãy nộp hồ sơ lên bộ phận một cửa Văn phòng đăng ký kinh doanh của Chi cục Thuế địa phương – nơi đặt trụ sở kinh doanh chính.
Hoặc có thể nộp online qua website Cổng thông tin quốc gia về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp những cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi rõ ngày nhận, số lượng hồ sơ kèm danh mục và đóng dấu. Cán bộ sẽ hẹn ngày trả kết quả bởi thời hạn xử lý hồ sơ phụ thuộc vào cơ quan thuế.
Đối với những hồ sơ gửi qua đường bưu điện, cán bộ tiếp nhận sẽ ghi vào sổ văn thư thời gian nhân. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ các cá nhân cần bổ sung giấy tờ, tài liệu trong thời hạn 2 ngày kể từ khi hồ sơ được tiếp nhận tại cơ quan thuế.
Sau thời gian xử lý hồ sơ, cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế và thông báo mã số thuế cho hộ kinh doanh. Những hồ sơ đăng ký thuế lần đầu sẽ được trả kết quả cho người nộp thuế chậm nhất là 3 ngày kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đăng ký mã số thuế của cá nhân.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc: Hộ kinh doanh có mã số thuế không? Cách đăng ký mã số thuế hộ kinh doanh như thế nào? Hy vọng từ đó giúp bạn đọc hiểu rõ hơn. Ngoài những thông tin liên quan đến mã số thuế hộ kinh doanh, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm nhiều bài viết hữu ích khác trong cùng chuyên mục này.