Tra cứu mã số thuế cá nhân, doanh nghiệp trên toàn quốc

Hướng dẫn chi tiết thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh

Việc đầu tiên cần làm ngay khi dừng mọi hoạt động kinh doanh là chấm dứt hiệu lực của mã số thuế. Vậy đóng mã số thuế hộ kinh doanh là gì? Các thủ tục để đóng mã số thuế hộ kinh doanh như thế nào? Mọi thông tin giải đáp chi tiết sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.

Đóng mã số thuế là gì? Điều kiện để đóng mã số thuế

Hộ kinh doanh là một nhóm người hoặc một cá nhân, trong đó các cá nhân là những công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực, hành vi dân sự. Địa chỉ đăng ký hộ kinh doanh sẽ có địa điểm rõ ràng, dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh bằng toàn bộ tài sản. Hộ kinh doanh phải làm thủ tục đăng ký mã số thuế trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh, đồng thời thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Việc đóng mã số thuế (hay chấm dứt hiệu lực mã số thuế) chính là hoạt động chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế. Khi các hộ kinh doanh muốn giải thể lúc đó trạng thái mã số thuế sẽ bị khóa trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế, như vậy sẽ bắt buộc phải ngừng toàn bộ những hoạt động và không thể thực hiện các công việc liên quan đến mã số thuế.

Đến khi có yêu cầu đóng mã số thuế, hộ kinh doanh cần làm đơn và gửi đến cơ quan quản lý thuế của nơi trước đó đã đăng ký kê khai và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên để có thể đóng mã số thuế các hộ kinh doanh cần đáp ứng một số điều kiện bao gồm:

  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật;
  • Người nộp thuế theo quy định tại Điều 40, Điều 41, Điều 43 Thông tư 156/2013/TT-BTC:
    • Trường hợp người Việt Nam xuất cảnh định cư nước ngoài, người Việt Nam định cư nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
    • Trường hợp cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm ngăn chặn cá nhân xuất cảnh nếu có văn bản thông báo của cơ quan thuế hoặc thông tin điện tử về việc người dự định xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định trước khi xuất cảnh;
    • Khi hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh khi chưa hoàn thành nộp thuế thì chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp sẽ thực hiện nộp phần thuế nợ còn lại;
    • Người nộp thuế chết mà di sản chưa được chia thì nghĩa vụ thuế sẽ do người quản lý di sản nộp. Còn đối với trường hợp di sản được chia thì người thừa kế sẽ hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Nếu các tổ chức, cơ quan Nhà nước được hưởng tài sản di chúc thì sẽ cần hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế do người chết để lại;
    • Trong di chúc hoặc theo pháp luật không có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối nhận di sản thì lúc này nghĩa vụ nộp thuế sẽ thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật dân sự;
    • Người nộp thuế tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự do người được Tòa án giao quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thực hiện trong phạm vi tài sản được giao cho quản lý.
Dong-ma-so-thue-ho-kinh-doanh2

Đóng mã số thuế là hoạt động chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế

Ý nghĩa của việc đóng mã số thuế của hộ kinh doanh ngừng hoạt động

Hộ kinh doanh khi ngừng hoạt động sẽ cần phải đóng mã số thuế, đây là một việc làm có vai trò vô cùng quan trọng, cụ thể như:

– Việc được cấp mã số thuế hộ kinh doanh là cơ quan quan Nhà nước đã công nhận việc hoạt động hợp pháp. Theo đó hoạt động của hộ doanh nghiệp sẽ nằm trong sự bảo hộ của pháp luật; Được cạnh tranh công bằng; Được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Tuy nhiên chỉ những doanh nghiệp đang hoạt động mới có mã số thuế vì Nhà nước sẽ quản lý hoạt động của doanh nghiệp qua mã số thuế. Đến khi ngừng hoạt động hộ kinh doanh sẽ cần thực hiện nghĩa vụ đóng mã số thuế;

– Đóng mã số thuế của hộ kinh doanh khi ngừng hoạt động sẽ giúp công tác quản lý hoạt động doanh nghiệp của những cơ quan chức năng có thẩm quyền diễn ra suôn sẻ, đạt hiệu quả cao. Trong trường hợp sau khi ngừng hoạt động nhưng hộ kinh doanh không đóng mã số thuế sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt động doanh nghiệp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Dẫn đến công tác quản lý bị rối ren, hoạt động thuế của Nhà nước bị lẫn lộn, điều này có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp khác.

– Đóng mã số thuế còn giúp ngăn ngừa được tình trạng lừa đảo xảy ra. Với mỗi doanh nghiệp chỉ có một mã số thuế. Người dân sẽ dễ nắm bắt được thông tin của hộ kinh doanh thông qua mã số thuế. Theo đó đưa ra phương án đầu tư hoặc sử dụng sản phẩm của hộ kinh doanh đó. Đối với những trường hợp hộ kinh doanh đã ngừng hoạt động nhưng không đóng mã số thuế, có nhiều đối tượng lừa đảo sẽ dùng thông tin mã số thuế đó để lừa gạt khách hàng và gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, lợi ích của hộ kinh doanh, người liên quan và công tác quản lý của Nhà nước;

Có thể thấy rằng vai trò và ý nghĩa của việc đóng mã số thuế khi hộ kinh doanh vô cùng quan trọng, bởi vậy phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Để hạn chế những rủi ro phát sinh thì ngay tại thời điểm hộ kinh doanh ngừng hoạt động nên thực hiện những thủ tục đóng mã số thuế ngay tại các cơ quan có thẩm quyền; Cơ quan Nhà nước.

Nguyên tắc đóng mã số thuế hộ kinh doanh

Theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Quản lý thuế năm 2019 về việc đóng mã số thuế hộ kinh doanh hiện nay sẽ cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản bao gồm:

  • Không được sử dụng mã số thuế của hộ kinh doanh trong các giao dịch kinh tế kể từ khi cơ quan thuế thông báo chấm dứt hiệu lực;
  • Không được sử dụng lại mã số thuế của hộ kinh doanh khi đã chấm dứt hiệu lực, ngoại trừ trường hợp khôi phục mã số thuế theo quy định tại Điều 40 của Luật này;
  • Khi hộ kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế đồng thời cần phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay;
  • Hộ kinh doanh sẽ là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc cũng phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Dong-ma-so-thue-ho-kinh-doanh1

Các hộ kinh doanh cần phải chuẩn bị giấy tờ hồ sơ đóng mã số thuế theo đúng quy định của pháp luật

Thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh

Đóng mã số thuế hộ kinh doanh sẽ được thực hiện theo các bước bao gồm:

Bước 1: Thanh toán hết các khoản nợ và hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Căn cứ Khoản 2 Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 15 Thông tư 105/2020/TT-BTC có quy định về nghĩa vụ của hộ kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:

  • Thanh toán đầy đủ những khoản nợ cho chủ nợ của hộ kinh doanh. Trong trường hợp không có đủ khả năng thanh toán ngay cần có biên bản thỏa thuận giữa các chủ nợ và hộ kinh doanh;
  • Hộ kinh doanh thực hiện thanh toán đầy đủ tiền lương cho người lao động hoặc có biên bản thỏa thuận giữa hộ kinh doanh với người lao động trong biện pháp xử lý tiền lương, thưởng trong thời gian tới;
  • Nộp đủ những khoản thuế phát sinh trong thời gian hoạt động cho đến thời điểm giải thể hộ kinh doanh bao gồm thuế khoán, thuế môn bài;
  • Trường hợp hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn sẽ cần làm thông báo hủy hóa đơn, đồng thời nộp báo cáo về tình hình dùng hóa đơn tính đến thời điểm giải thể cho cơ quan thuế quản lý.

Bước 2: Nộp hồ sơ đóng mã số thuế hộ kinh doanh tại cơ quan thuế

Các giấy tờ hồ sơ thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định tại khoản 3 – Điều 17 – Thông tư số 95/2016/TT-BTC, bao gồm:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 105/2020/TT-BTC
  • Giấy thông báo mã số thuế (bản gốc) hoặc chứng nhận đăng ký thuế. Trường hợp mất giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế cần có công văn giải trình;
  • Bản sao Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh (nếu có), không bắt buộc phải chứng thực.
Dong-ma-so-thue-ho-kinh-doanh3

Cơ quan thuế sẽ là nơi tiếp nhận hồ sơ đóng mã số thuế

Bước 3: Chờ kết quả

Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của hộ kinh doanh, Chi cục thuế quản lý cấp quận/huyện sẽ:

  • Sau khi nhận được thông báo của hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động, cơ quan thuế phải thực hiện thông báo về việc người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt lực mã số thuế;
  • Tiếp đến chuyển trạng thái mã số thuế của hộ kinh doanh sang  “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

Sau khi cơ quan thuế kiểm tra về việc hộ kinh doanh đã hoàn thành hết nghĩa vụ thuế, trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ:

  • Thông báo về việc người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế (mẫu số 18/TB-ĐKT);
  • Thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế cho hộ kinh doanh.

Hướng dẫn thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh online

Cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ đóng mã số thuế hộ kinh doanh qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan thuế.

Các bước chi tiết để hướng dẫn thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế online:

  • Bước 1: Truy cập vào trang Thuế điện tử tại website https://thuedientu.gdt.gov.vn/;
  • Bước 2: Đăng nhập tài khoản, trường hợp chưa có tài khoản thì thực hiện đăng ký theo hướng dẫn tại Công văn 377/TCT-DNNCN năm 2021;
  • Bước 3: Chọn “Đăng ký thuế” và chọn “Kê khai và nộp hồ sơ đăng ký thuế”;
  • Bước 4: Chọn “Chấm dứt hiệu lực MST”
  • Bước 5: Chọn điền tờ khai chấm dứt hiệu lực mã số thuế – Mẫu 24/ĐK-TCT Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
  • Bước 6: Điền tờ khai theo mẫu và đính kèm các tài liệu tương ứng với từng trường hợp;
  • Bước 7: Gửi hồ sơ bằng chữ ký số và chờ xác nhận của cơ quan thuế.

Lưu ý: Cách điền Mẫu 24/ĐK-TCT:

– Người nộp thuế thực hiện điền thông tin họ tên theo tên đã đăng ký thuế;

– Người nộp thuế điền mã số thuế cần đóng;

– Người nộp thuế điền địa chỉ kinh doanh theo đúng địa chỉ kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã đăng ký thuế;

– Người nộp thuế điền lý do chấm dứt hiệu lực mã số thuế: Ghi đúng lý do đóng mã số thuế cá nhân (Trùng mã số thuế hoặc không có nhu cầu sử dụng, mã số thuế bị tổ chức khác đăng ký khi không được người nộp thuế đồng ý…)

Với những thông tin hướng dẫn chi tiết về thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh ở trên, hy vọng từ đó bạn đọc sẽ nắm rõ được quy trình đóng mã số thuế hộ kinh doanh để chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ hồ sơ cần thiết.

TIN TỨCxem thêm >>
xuat-hoa-don-cho-ca-nhan-co-ma-so-thue1 Quy định về cách xuất hóa đơn cho cá nhân có mã số thuế  Xuất hóa đơn cho cá nhân có mã số thuế sẽ cần đầy đủ những nội dung nào? Xuất hóa đơn cho cá nhân không có mã số thuế được không? Nhằm giúp bạn tìm hiểu chính xác về quy trình xuất hóa đơn theo đúng quy định và đảm […] Viet-sai-ma-so-thue-co-duoc-dieu-chinh-khong Viết sai mã số thuế có điều chỉnh được không? Cách xử lý như thế nào? Không ít những doanh nghiệp đã bị sai mã số thuế trên hóa đơn điện tử khi tiến hành lập hoặc xuất hóa đơn. Vậy sai mã số thuế điều chỉnh được không? Bạn đọc đang thắc mắc về cách xử lý hóa đơn điện tử sai mã số thuế? […] doanh-nghiep-dang-ky-thue-cho-nhan-vien Tìm hiểu chi tiết về thủ tục doanh nghiệp đăng ký mã số thuế cho nhân viên Theo đúng quy định của Pháp luật, các doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký mã số thuế cho người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công trước khi quyết toán thuế. Vậy thủ tục doanh nghiệp đăng ký mã số thuế cho nhân viên như thế […] đóng mã số thuế hộ kinh doanh Hướng dẫn chi tiết thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh Việc đầu tiên cần làm ngay khi dừng mọi hoạt động kinh doanh là chấm dứt hiệu lực của mã số thuế. Vậy đóng mã số thuế hộ kinh doanh là gì? Các thủ tục để đóng mã số thuế hộ kinh doanh như thế nào? Mọi thông tin giải […] ho-kinh-doanh-co-ma-so-thue-khong2 Hộ kinh doanh có mã số thuế không? Thủ tục đăng ký mã số thuế hộ kinh doanh như thế nào? Sau khi thành lập hộ kinh doanh có mã số thuế không? Thủ tục đăng ký mã số thuế hộ kinh doanh như thế nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều cá nhân, đơn vị quan tâm đến mô hình hộ kinh doanh. Bạn đọc hãy cùng tham khảo […]